QUẢN LÝ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
Phụ lục:
- Tuyển dụng Nhân lực là gì?
- Quá trình tuyển dụng nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng cần đáp ứng các yêu cầu gì gì?
- Nội dung, quá trình của công tác tuyển dụng nhân lực bao gồm bước nào?
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng
Bước 2: Tổ chức triển khai tuyển dụng
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá công tác tuyển dụng
Tuyển dụng Nhân lực là gì?
- Nhân lực là toàn bộ nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, có thể nói Nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó.
- Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn và sử dụng người lao động. Như vậy, có thể hiểu quá trình tuyển dụng là quá trình thu hút và lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc
Quá trình tuyển dụng nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng cần đáp ứng các yêu cầu gì gì?
Cơ sở tuyển dụng nhân lực của tổ chức, doạnh nghiệp là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện. Quá trình tuyển dụng phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:
- Người sử dụng lao động cần xác định rõ mục đích của công việc, nó có vị trí như thế nào trong tổ chức , doanh nghiệp
- Tuyển dụng phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực.
- Tuyển dụng được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt.
- Tuyển dụng được những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc, với tổ chức.
Nội dung công tác tuyển dụng nhân lực bao gồm bước nào?
- Để việc tuyển dụng được diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyển dụng nhân sự cần được chuẩn bị kỹ càng. Quy trình tuyển dụng chỉ kết thúc khi người mới được tuyển sẵn sàng để bắt đầu công việc. Việc tuyển dụng được coi là thành công nếu người được tuyển yêu thích công việc và trở thành một thành viên tích cực và hiệu quả của doanh nghiệp.
Như vậy, dưới góc độ của nhà quản lý, quá trình tuyển dụng nhân lực bao gồm 03 bước :
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng
- Lập kế hoạch tuyển dụnglà việc phổ biến với những doanh nghiệp có sự phát triển tăng đều và các doanh nghiệp có sự biến động về nhân sự tương đối lớn. Việc lường trước được các yêu tố thuận lợi, khó khăn, dự trù nguồn kinh phí, nhân lực triển khai là việc cần thiết trong quá trình lập kế hoạch tuyển dụng.
- Người quản lý cần họp với đại diện các phòng ban để cùng nhau phân tích và làm rõ nhu cầu nhân sự cần tuyển dụng. Như chi tiết mục đích tuyển dụng, thời gian, số lượng nhân lực cần tuyển dụng, mô tả công việc, chế độ lương thưởng, các yêu cầu với nhân sự cần tuyển… Phân tích rõ nguồn lao động thời vụ, dự trù hay chính thức. Chú ý đến các vấn đề nhân viên hết hạn hợp đồng, nhân viên thai sản để có kế hoạch cụ thể.
- Bước 2: Tổ chức triển khai tuyển dụng
- Để buổi phỏng vấn thành công thì khâu chuẩn bị phải được đặc biệt chú ý. Dự đoán số lượng người tham gia tuyển dụng, bài kiểm tra cho từng vị trí và số lượng vị trí trống và quan hơn hết là Nhân viên phục vụ cho công tác Tuyển dụng. Bởi thực tế khi phỏng vấn nhiều vị trí mà tổ chức không chuẩn sẽ rất mất hình ảnh chuyên nghiệp của Doanh nghiệp.
- Ngoài ra, tổ chức, doanh nghiệp cần xác định 01 vị trí tuyển vào thì mất bao nhiêu người đến Phỏng vấn để đạt chất lượng tốt và Số lượng bài kiểm tra tương ứng (Nếu có)
- Thời gian phỏng vấn cho mỗi cuộc trao đổi là bao nhiêu lâu cũng như số lượng Người hỗ trợ trong công tác tuyển dụng.
- Các tài liệu cần chuẩn bị như sau: Danh sách ứng viên. Bài test từng vị trí. Quy trình hướng dẫn: phòng chờ, phòng test, phòng phỏng vấn… (nếu có), Danh sách nhân sự và phân công phụ trách.
- Thường thì sau khi sơ loại xong hồ sơ chúng ta nên thông báo trước tối thiểu 1 ngày trước khi phỏng vấn. Cần xác nhận lại với Ứng viên qua điện thoại để xác định tính chắc chắn với ứng viên về các Hồ sơ cần chuẩn bị và tránh mất thời gian dành cho nhau và ngược lại, khi doanh nghiệp có công việc đột xuất, chúng ta cũng nên hẹn lại với ứng viên để chứng minh sự chuyên nghiệp.
- Khâu tiếp theo là công tác cần chuẩn bị cho tuyển dụng:
Phụ lục
o Đón tiếp ứng viên
Các ứng viên thường sẽ đến sớm hơn dự kiến nên việc tiếp tiếp và hướng dẫn cần phải tiến hành sớm hơn 15 phút. Cần trao đổi với lễ tân trước về chương trình tuyển dụng và yêu cầu lễ tân hướng dẫn ứng viên về bài test (nếu có) và ghế chờ
o Tạo không khí thoải mái cho ứng viên
Đối với việc phỏng vấn sẽ khá là stress cho ứng viên kể cả là người đã có kinh nghiệm và đặc biệt là các ứng viên mới ra trường, chính vì vậy nếu chúng ta muốn đánh giá chuẩn năng lực cũng như không bỏ sót nhân tài thì việc mang lại tâm lý thoải mái cho ứng viên là điều nên làm (Từ việc sơ lọc hồ sơ, gửi mail, đón tiếp, trao đổi để ứng viên cảm thấy thoải mái và thân thiện…)
o Thông báo cho ứng viên biết thời gian có kết quả
Đa số với việc thông báo thường chỉ thông báo cho những người trúng tuyển và cũng không chú ý đến thời gian thông báo kết quả cho ứng viên. Có nhiều trường hợp thông báo kết quả đến ứng viên tuy nhiên ứng viên đã đi làm chỗ khác hoặc mặc khác nhiều ứng viên không may bị loại lại gọi đến để hỏi kết quả cuộc phỏng vấn trước đó. Để tránh trường hợp này chúng ta nên có thời gian cụ thể báo kết quả cho ứng viên, rõ về cả hình thức báo và phải thông báo cho cả các ứng viên không đạt hoặc để tránh mất thời gian hơn về việc báo ứng viên không đậu chúng ta cũng nên hện sau bao nhiêu ngày không liên hệ thì mặc định cuộc phỏng vấn đã có kết quả “Rớt”
- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá công tác tuyển dụng
- Họp toàn bộ bộ phận tuyển dụng, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm những vấn đề phát sinh và bài học sau đó và thống nhất các trường hợp ứng viên cần xem xét.
- Đánh giá sự hài lòng của ứng viên về công tác tuyển dụng nhân sự để nâng cao tính chuyên nghiệp.
- Phân công nhiệm vụ báo cáo kết quả cho ứng viên.
- Lưu trữ hồ sơ ứng viên tham dự phỏng vấn đậu để chuyển bô phận, và Hồ sơ ứng viên chưa đậu để lấy dữ liệu về sau nếu có vị trí hợp với ứng viên.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TPHCM và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
Địa chỉ : Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
Email : info@timsen.vn