Lợi nhuận gộp là một chỉ số không thể thiếu trong các báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ số này, bạn sẽ nắm được toàn bộ tình hình kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ lợi nhuận gộp là gì dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả. Trong bài viết sau đây, hãy cùng TIM SEN tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về lợi nhuận gộp: vì sao cần phải kiểm soát chỉ số này? cách tính lợi nhuận gộp như thế nào?
Phụ lục
Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp hay còn được gọi là lãi gộp có tên tiếng Anh là Gross Profit. Đây là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ đi mọi chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm hoặc các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty. Dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp có thể xác định mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, qua đó đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Vậy thực chất lợi nhuận gộp là gì? Hiểu một cách đơn giản thì nó chính là lợi nhuận bán hàng hoặc tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Sự khác biệt cơ bản giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng
Hiểu rõ lợi nhuận gộp là gì mới có thể phân biệt được với thu nhập ròng. Cụ thể, lợi nhuận gộp đề cập đến việc trừ đi chi phí biến đổi hoặc giá vốn sản phẩm ra khỏi doanh thu. Trong khi đó, thu nhập ròng sẽ trừ chi phí lãi vay và thuế ra khỏi mức thu nhập của công ty.
Thu nhập ròng còn được gọi là “dòng dưới cùng” vì chỉ số này thường nằm ở dòng cuối cùng của bảng báo cáo thu nhập công ty. Người ta thường sử dụng chỉ số thu nhập ròng để đo lường lợi nhuận của một công ty/doanh nghiệp.
Vì sao cần tính lợi nhuận gộp?
Để hiểu rõ hơn lợi nhuận gộp là gì thì chúng ta cần biết vai trò của chỉ số này đối với hoạt động kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp. Người ta dựa vào lợi nhuận gộp để đánh giá xem công ty hay doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách tính lợi nhuận gộp sao cho chính xác. Đặc biệt là những đối tượng tự kinh doanh, bán hàng tự do, họ sẽ không thể biết cách đo lường hiệu quả công việc bằng thông qua việc tính lợi nhuận gộp. Điều này khiến họ dễ bị rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa lãi và lỗ. Để không rơi vào tình trạng trên thì việc phân tích cũng như đánh giá kỹ lưỡng lợi nhuận gộp là điều cần thiết và nên làm.
Khi có được những chỉ số chính xác về lợi nhuận gộp, bạn có thể đo lường hiệu quả của các chiến lược kinh doanh. Từ đó kiểm soát được đâu là chi phí hợp lý, đâu là chi phí cần cắt giảm để thu về mức lợi nhuận cao hơn.
Ngoài ra, với các công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh, lợi nhuận gộp chính là chỉ số đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm. Thông qua những con số này, họ sẽ xác định được công ty đó có đang quản lý bán hàng hiệu quả hay không. Nếu kiểm soát tốt các chỉ số liên quan đến lợi nhuận gộp thì tỷ lệ các nhà đầu tư góp vốn vào công ty sẽ tăng cao.
Lợi nhuận gộp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Ngoài việc tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì, các công ty/doanh nghiệp cần phải biết thêm những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này. Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh cũng như phương thức sản xuất, giá trị của lợi nhuận gộp cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như:
- Giá nguyên vật liệu thu mua thực tế (bao gồm cả chi phí vận chuyển);
- Chi phí trả lương cho toàn bộ nhân công;
- Lượng chi phí bị hao hụt trong quá trình sản xuất/cung cấp sản phẩm, dịch vụ;
- Phí nhập kho và phí vận chuyển chế phẩm.
Hướng dẫn tính lợi nhuận gộp
Hiểu được lợi nhuận gộp là gì sẽ giúp chúng ta dễ dàng hình dung hơn về công thức cũng như cách tính lợi nhuận gộp. Cụ thể như sau:
Công thức tính lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận gộp được xác định đó là:
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng (COGS)
Cách tính lợi nhuận gộp
Có thể giải thích các chỉ số trong công thức trên cụ thể như sau:
- Doanh thu thuần nghĩa là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được nhờ vào việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
-
- Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
- Giá vốn bán hàng chính là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được sản phẩm. Bao gồm các chi phí như: mua nguyên vật liệu, sản xuất, kho hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, quản lý doanh nghiệp,…
- Các khoản giảm trừ doanh thu là bao gồm các khoản thuế như: thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ và một số khoản chiết khấu, giảm giá, hàng đổi trả.
Ngoài ra, lợi nhuận gộp còn được sử dụng để tính toán tỉ suất lợi nhuận gộp.
-
- Tỉ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu
Doanh nghiệp nào sở hữu hệ hệ số biên lợi nhuận càng lớn thì số lãi ròng của doanh nghiệp đó càng cao. Đây chính là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp có khả năng quản lý, kiểm soát chi phí tốt và đang hoạt động hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ những giải đáp chi tiết nhất về lợi nhuận gộp là gì và cách tính lợi nhuận gộp. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ tầm quan trọng của chỉ số lợi nhuận gộp. Mọi vấn đề cần hỗ trợ về kê khai thuế, báo cáo tài chính và các dịch vụ khác liên quan đến kế toán thuế hãy liên hệ ngay đến TIM SEN để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm các bài viết khác:
=>> Thành lập công ty tnhh 1 thành viên