Doanh thu thuần là gì? Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra. Ngay cả khi bạn là nhà kinh doanh lâu năm thì việc xác định doanh thu thuần cũng không hề đơn giản. Bởi nó bị tác động từ rất nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Vậy doanh thu thuần được hiểu như thế nào? Hãy cùng Tim Sen tìm hiểu câu trả lời!
Phụ lục
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là gì? Câu trả lời là khoản tài chính thu về sau khi đã trừ đi các loại thuế, chiết khấu và các khoản giảm giá sản phẩm, dịch vụ,… Trên thực tế, doanh thu thuần không đồng nhất với doanh thu và lợi nhuận. Nó được xem là thước đo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Doanh thu thuần được áp dụng để làm gì?
Ngoài việc hiểu khái niệm doanh thu thuần là gì, bạn cần phải sử dụng nó để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Cụ thể, việc xác định chính xác doanh thu thuần sẽ mang lại những lợi ích sau.
Đánh giá kết quả kinh doanh
Lợi ích của việc xác định doanh thu thuần là gì? Đầu tiên, Không gì chính xác hơn khi đánh giá kết quả hoạt động của một doanh nghiệp dựa trên nguồn thu. Chắc chắn, doanh thu thuần được xem là một trong những kết quả chính xác nhất để đo lường mức độ phát triển của doanh nghiệp. Bởi như đã nói trên, doanh thu thuần là khoản tài chính đã trừ đi các khoản khấu hao.
Doanh thu thuần càng cao thì mức tăng trưởng của doanh nghiệp càng lớn. Trong trường hợp các khoản giảm trừ kinh doanh lớn hơn tổng doanh thu, doanh thu thuần sẽ đạt mức âm. Những công ty mới thành lập thường sẽ có doanh thu thuần ở mức này.
Phát triển kế hoạch kinh doanh trong tương lai
Doanh thu thuần là gì mà có thể giúp bạn dự kiến kế hoạch trong tương lai? Một doanh nghiệp muốn tiến xa thì cần có đường lối kinh doanh rõ ràng. Và không gì giúp bạn làm điều đó tốt hơn là chỉ số của doanh thu thuần.
Nếu công ty đang trong giai đoạn đầu phát triển và doanh thu thuần không nằm ở mức âm thì chứng tỏ kế hoạch bạn đã vạch ra trước đó là đúng. Ngược lại, doanh thu thuần ở mức âm trong thời gian hoạt động lâu dài, bạn cũng nên cân nhắc chỉnh sửa lại kế hoạch và tối ưu chi phí vận hành.
Sự khác biệt giữa doanh thu và doanh thu thuần
Nhiều người đặt câu hỏi: “Điểm khác biệt giữa doanh thu và doanh thu thuần là gì?”. Thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, doanh thu được hiểu là toàn bộ lợi ích mà doanh nghiệp thu về sau khi bán sản phẩm, dịch vụ và các nguồn thu khác. Đặc biệt, doanh thu không trừ đi các khoản thuế và những chi phí vận hành.
Mặt khác, doanh thu thuần lại giúp chủ doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về mức độ tăng trưởng nhờ vào việc trừ đi các khoản chi phí thuế, giảm giá, chiết khấu. Do đó, doanh thu thuần khó xác định hơn doanh thu.
Sự khác biệt giữa doanh thu thuần và lợi nhuận
Nếu đã từng xem shark tank, hẳn bạn đã nghe các nhà đầu tư nhiều lần đặt ra các câu hỏi như: “Doanh thu thuần của công ty là bao nhiêu?”, “Lợi nhuận của công ty là bao nhiêu?”. Trong đó, rất nhiều các startup không hiểu doanh thu thuần là gì. Và khi được hỏi đến, các Co – founder chỉ trình bày doanh thu hoặc lợi nhuận.
Có thể hiểu đơn giản, lợi nhuận là khoản tài chính sau khi trừ giá thành của các sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ và các khoản thuế theo quy định của Pháp luật. Có thể thấy, lợi nhuận khá giống với doanh thu thuần. Tuy nhiên, khác biệt nằm ở chỗ doanh thu thuần không trừ đi giá thành của sản phẩm tiêu thụ.
Công thức và cách tính doanh thu thuần
Công thức tính doanh thu thuần là gì? Câu trả lời cực kỳ đơn giản. Mặc dù khái niệm doanh thu thuần khó phân biệt với doanh thu hay lợi nhuận nhưng công thức tính lại khá đơn giản. Cụ thể, công thức doanh thu thuần sẽ được tính như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu – Giá vốn – Chi phí quản lý kinh doanh
Có thể thấy, để xác định doanh thu thuần, doanh nghiệp cần tính được tổng doanh thu, giá vốn của tổng sản phẩm, dịch vụ và các chi phí quản lý.
Nhân tố nào tác động đến doanh thu thuần
Để trả lời cho câu hỏi: “Những nhân tố tác động tới doanh thu thuần là gì”, bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ, giá bán cũng như chính sách của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh thu thuần sẽ bị tác động bởi những yếu tố sau:
- Khối lượng sản phẩm, dịch vụ: Sản phẩm bán ra được sản xuất với số lượng ít nhưng nhu cầu thị trường lớn thì doanh thu thuần sẽ tăng và ngược lại.
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
- Giá bán: Chi phối bởi đối tượng mua hàng, số lượng hàng hóa. Trong trường hợp giá của sản phẩm dịch vụ tăng thì doanh thu thuần sẽ tăng theo và ngược lại.
- Chính sách bán hàng: Là các chính sách bảo hành, khuyến mãi, tặng kèm,… mà doanh nghiệp sử dụng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng. Tùy vào mỗi giai đoạn, doanh nghiệp sẽ ước tính khoản tài chính được dùng để duy trì các chính sách này.
Đến đây, những câu hỏi như: “Doanh thu thuần là gì?”, “Doanh thu thuần công thức là gì?” đã được giải quyết. Trên thực tế, doanh thu thuần rất khó để xác định bởi nó bị chi phối từ rất nhiều yếu tố. Việc tìm hiểu và lên kế hoạch cũng từ đó mà mất nhiều thời gian, công sức. Tim Sen là đơn vị uy tín cung cấp các dịch vụ kế toán, thuế,… Nếu có nhu cầu, bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Tim Sen để đơn vị giúp bạn giải quyết các bài toán liên quan đến sổ sách một cách chính xác, nhanh chóng nhất!