Giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp là gì? BHTN là bảo hiểm gì? Các chế độ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Thông tin sau đây, Công ty Tim Sen sẽ cung cấp chi tiết về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền cần thiết đối với người lao động sau khi nghỉ việc, giúp họ chia sẻ gánh nặng tài chính trong lúc chưa tìm được việc làm. Vậy, để hiểu rõ hơn về bảo hiểm thất nghiệp là gì? Làm thế nào để nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Phụ lục
- Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp là gì?
- Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc tham gia hay không?
- Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Thời gian đóng BHTN chưa hưởng là gì?
- Làm thế nào để hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với đơn vị sử dụng lao động. Từ đó, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm kiếm việc làm dựa trên cơ sở Qũy bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? BHTN được xem là chính sách an sinh xã hội hữu ích với người lao động, là một chiếc phao cứu sinh giải quyết khó khăn cho người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc tham gia hay không?
Căn cứ vào Điều 43 Luật việc làm 2013, các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Đối với người lao động
Người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, cụ thể:
- Hợp đồng không xác định thời hạn.
- Hợp đồng xác định thời hạn.
- Hợp đồng thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn cụ thể từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Đối với người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động tham gia BHTN cho người lao động trong thời gian 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác.
- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ.
Sau khi tìm hiểu về thông tin bảo hiểm thất nghiệp là gì đã giúp bạn hiểu hơn. Dưới đây là thông tin về chế độ hưởng BHTN.
Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013, người lao động được hưởng 04 quyền lợi khi tham gia BHTN, gồm:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề, trình độ để duy trì công việc.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng BHTN hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động, cụ thể:
- Người lao động đóng 1% tiền lương tháng.
- Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động đang tham gia.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người tham gia BHTN sẽ được hưởng các trợ cấp sau:
Trợ cấp thất nghiệp
Cách tính trợ cấp thất nghiệp theo công thức:
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp X 60%.
VD: Mức đóng bảo hiểm là 4.500.000 đồng, mức hưởng BHTN hàng tháng là: 4.500.000 X 60% = 2.700.000 đồng. Mỗi tháng mức hưởng tối đa không quá 5 lần so với mức lương cơ sở (6.950.000 đồng) hoặc không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu của vùng.
Mức lương tối thiểu đóng BHTN năm 2021 (đơn vị: đồng/tháng):
Vùng | Người làm việc trong điều kiện bình thường | Người đã qua học nghề, đào tạo nghề | Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | ||
Công việc giản đơn | Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề | Công việc giản đơn | Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề | |||
I | 4.420.000 | 4.729.400 | 4.641.000 | 4.965.870 | 4.729.400 | 5.060.458 |
II | 3.920.000 | 4.194.400 | 4.116.000 | 4.404.120 | 4.194.400 | 4.488.008 |
III | 3.430.000 | 3.670.100 | 3.601.500 | 3.853.605 | 3.670.100 | 3.927.007 |
IV | 3.070.000 | 3.284.900 | 3.223.500 | 3.449.145 | 3.284.900 | 3.514.843 |
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?Mức lương đóng BHTN tối thiểu năm 2021
- Đối với trường hợp người lao động đóng BHTN trước khi thất nghiệp bị gián đoạn thì mức trợ cấp được hưởng sẽ tính dựa trên tiền lương của 06 tháng đóng BHTN trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đóng đủ 12 tháng – đủ 36 tháng BHTN: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
- Đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhận tối đa không quá 12 tháng.
Hỗ trợ học nghề
Theo Quyết định 17/2021/QĐ-TTg, từ ngày 31/3/2021, mức hỗ trợ học nghề đã chính thức tăng, bao gồm:
Người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng:
→ Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của đơn vị đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề dựa trên thực tế, tối đa 4.500.000 đồng/khóa đào tạo.
Người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng:
→ Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề dựa trên thực tế nhưng tối đa 1.500.000 đồng/người/tháng.
Nếu thắc mắc thông tin về bảo hiểm thất nghiệp là gì, hãy liên hệ ngay với Công ty Tim Sen để được hỗ trợ.
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013, người lao động đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Chấm dứt HĐLĐ trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
- Người lao động chấm dứt HĐLĐ và được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Đã đóng BHTN đủ trên 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ với trường hợp giao kết HĐLĐ xác định thời hạn và không xác định thời hạn.
- Đã đóng BHTN đủ trên 12 tháng trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng – dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ khi chấm dứt HĐLĐ.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ khi nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp, cụ thể:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an.
- Đi học tập có thời hạn đủ trên 12 tháng.
- Chấp hành quy định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
- Ra nước ngoài định cư; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Người lao động chết.
Thời gian đóng BHTN chưa hưởng là gì?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:
Đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau trên 14 ngày làm việc không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không phải tham gia BHTN trong thời gian này.
Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trên 14 ngày làm việc trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính đóng BHXH, không được tính đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Làm thế nào để hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Để hưởng BHTN, người lao động thực hiện đúng 4 bước như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng BHTN tới trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh/thành phố.
Bước 2: Người lao động đến trung tâm dịch vụ việc làm để nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ khi nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tới cơ quan BHXH nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
Bước 4: Hàng tháng, người lao động đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.
Ngoài những thông tin cung cấp về bảo hiểm thất nghiệp là gì và chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nếu gặp vướng mắc hãy liên hệ Công ty Tim Sen ngay nhé!
Những thông tin dưới đây cũng đã giúp người lao động có cái nhìn tổng quát về bảo hiểm thất nghiệp là gì và điều kiện để được hưởng BHTN. Liên hệ với Công ty Tim Sen để được hỗ trợ chi tiết.